Đề Thi Môn Vật Lý Lớp 10 HKI - Căn Bản - Huỳnh Mẫn Đạt



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: Thi HKI - Lý 10

M«n thi: Lý 10 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 198

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:............................

C©u 1: Chọn đáp án đúng.

Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với :

A. Điểm chính giữa vật.                                             B. Tâm hình học của vật.

C. Điểm đặt trọng lực tác dụng lên vật.                    D. Điểm bất kì trên vật.

C©u 2: Một lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới treo vật khối lượng = 0,1 kg thì lò xo dài = 22,5 cm. Treo thêm vào lò xo vật khối lượng =0,15 kg thì lò xo dài =26,25 cm . Lấy . Chiều dài tự nhiên của lò xo là

A. 20 cm                      B. 19 cm                              C. 18 cm                             D. 15 cm

C©u 3: Chiều của lực ma sát nghỉ:

A. Ngược chiều với vận tốc của vật.

B. Ngược chiều với gia tốc của vật.

C. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.

D. Vuông góc với mặt tiếp xúc.

C©u 4: Một vật rắn có trục quay cố định. Tác dụng vào vật một lực có độ lớn 20N, khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 0,2m. Momen của lực đối với trục quay có giá trị là:

A. 4 N.m                      B. 40 N.m                           C. 4 N/m                             D. 20N/m

C©u 5: Bi A có khối lượng lớn gấp ba bi B . Cùng một lúc tại mái nhà, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn câu đúng khi nói về thời gian chạm đất của 2 bi:

A. Chưa đủ thông tin để trả lời.                               B. Cả hai bi chạm đất cùng một lúc.

C. Bi A chạm đất trước.                                           D. Bi A chạm đất sau.

C©u 6: Hai chất điểm có khối lượng bằng nhau, khi chúng cách nhau 20 cm thì lực hấp dẫn giữa chúng là  ( G là hằng số hấp dẫn). Khối lượng của mỗi chất điểm là

A. 0,4 g                        B. 40 kg                              C. 4 kg                                D. 400 g

C©u 7: Phát biểu nào sau đây đúng với quy tắc momen ?

A. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều ngược lại.

B. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải là một vectơ có giá đi qua trục quay.

C. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải bằng hằng số.

D. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải khác 0.

C©u 8: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 20N. Độ lớn của hợp lực là F = 34,6N. khi đó hai lực thành phần hợp với nhau một góc xấp xỉ :

A. 300                          B. 600                                 C. 900                                 D. 1200

C©u 9: Khi khối lượng của 2 chất điểm đều tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng giảm đi một nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn thay đổi như thế nào ?

A. Không đổi.              B. Tăng 8 lần.                      C. Tăng 4 lần.                     D. Tăng 16 lần.

C©u 10: Chọn câu đúng. Một vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều là kết quả của:

A. Các lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng nhau

B. Hợp lực tác dụng lên vật bằng không hoặc không có lực nào tác dụng lên vật

C. Các cặp lực tác dụng lên vật cùng phương

D. Không có lực ma sát tác dụng lên vật

C©u 11: Một vật được ném ngang từ độ cao 80m so với mặt đất với vận tốc đầu 20m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g=10m/s2. Xác định thời gian vật bay trong không khí và tầm bay xa của vật

A. 4s; 90m                    B. 5s; 80m                           C. 4s; 80m                           D. 5s; 90m

C©u 12: Chọn câu sai.

A. Lực có thể làm cho vật bị biến dạng

B. Lực luôn luôn có xu hướng làm tăng gia tốc của vật.

C. Lực có thể làm cho vận tốc của vật biến đổi.

D. Lực có thể gây ra gia tốc cho vật.

C©u 13: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 từ độ cao h so với mặt đất. Chọn gốc thời gian là lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:

A.                B.                C.                    D.

C©u 14: Nếu lực ép giữa 2 mặt tiếp xúc tăng lên thì hệ số ma sát giữa 2 mặt đó sẽ

A. tăng lên.                                                              B. lúc đầu tăng, sau đó giảm.         

C. giảm đi.                                                                D. không thay đổi.

C©u 15: Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực:

A. Song song với hai lực và có độ lớn bằng tổng hai lực

B. Song song cùng chiều và có độ lớn bằng hiệu hai lực

C. Song song cùng chiều, có độ lớn bằng tổng hai lực và giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỷ lệ nghịch với độ lớn của hai lực đó.

D. Song song ngược chiều, có độ lớn bằng tổng hai lực và giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỷ lệ nghịch với độ lớn của hai lực đó.

C©u 16: Lực tác dụng vào vật có khối lượng m1 thì m1 thu gia tốc a1, lực  tác dụng vào vật có khối lượng m2 thì m2 thu được gia tốc a2. Nếu lực  tác dụng vào vật có khối lượng m1+m2 thì gia tốc mà m1+m2 thu được là:

A. a1+a2                      B. a1-a2                               C.                        D.

C©u 17: Một vật có khối lư­ợng m = 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi đư­ợc 50cm thì có vận tốc 0,7m/s. Lực tác dụng vào vật có đô lớn là

A. F = 0,245N.             B. F = 24,5N.                      C. F = 2450N.                     D. F = 2,45N.

C©u 18: Một ôtô có khối lượng 1200kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vồng lên coi là cung tròn với tốc độ 36km/h. Hỏi áp lực của ôtô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vồng là 50m, lấy g=10m/s2

A. 11760N                   B. 11950N                          C. 14400N                          D. 9600N

C©u 19: Một người gánh hai thùng hàng, thùng thứ nhất nặng 400N, thùng thứ hai nặng 600N được mắc vào hai đầu của chiếc đòn gánh dài 1m. Để đòn gánh cân bằng thì vai người phải đặt cách thùng thứ nhất một đoạn bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.

A. 0,4m                        B. 0,6m                               C. 0,5m                               D. 0,8m

C©u 20: Một vật khối lượng m=1kg, bắt đầu chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo có độ lớn không đổi F = 4N như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,2. Lấy g = 10m/s2. Gia tốc chuyển động của vật có độ lớn là:

A. 1 m/s2                      B. 2 m/s2                             C. 4 m/s2                             D. 6 m/s2

C©u 21: Một viên bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25m so với mặt đất. Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn (theo phương ngang) L = 1,5m. Lấy g = 10m/s2.Tốc độ ban đầu v0 của viên bi lúc rời khỏi bàn là:

A. 4,28m/s                    B. 12m/s                              C. 3m/s                                D. 6m/s

C©u 22: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích:

A. tăng lực ma sát.

B. giới hạn vận tốc của xe.

C. tạo lực hướng tâm nhờ hợp lực của trọng lực của vật và phản lực của mặt đường tác dụng lên vật.

D. giảm lực ma sát

C©u 23: Chọn đáp án đúng. Cánh tay đòn của lực là:

A. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.

B. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

C. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.

D. Khoảng cách từ trục quay đến vật.

C©u 24: Một vật có khối lượng 3kg đang chuyển động thẳng đều với tốc độ v0 = 2m/s thì bắt đầu chịu tác dụng của một lực 12N cùng chiều với . Bỏ qua ma sát. Kể từ lúc tác dụng lực , thời gian để vật đi được quãng đường 12m là:

A. 1s                             B. 2s                                    C. 1,5s                                 D. 2,5s

C©u 25: Một xe ôtô đang chạy trên đ­ường lát bê tông với vận tốc v0 = 72km/h thì hãm phanh. Quãng đường ôtô đi đ­ược từ lúc hãm phanh đến khi dừng hẳn là 40m. Cho g = 10m/s2. Hệ số ma sát tr­ượt giữa bánh xe và mặt đường là:

A. m = 0,3.                    B. m = 0,4.                           C. m = 0,5.                           D. m = 0,6.

C©u 26: Một vật nhỏ có khối lượng m=0,5 kg được gắn vào đầu một sợi dây nhẹ không dãn rồi quay dây trong mặt phẳng thẳng đứng, quỹ đạo của vật là đường tròn bán kính 40 cm, tốc độ của vật không đổi bằng 3 m/s. Lấy . Lực căng của dây khi vật qua vị trí thấp nhất có độ lớn là:

A. 16,25 N                   B. 6,25 N                            C. 5 N                                 D. 15 N

C©u 27: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 0 = 15cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, đầu kia chịu một lực kéo F = 4,5N, khi ấy lò xo có chiều dài = 18cm. Độ cứng của lò xo là:

A. 30N/m.                    B. 25N/m.                           C. 1,5N/m.                          D. 150N/m.

C©u 28: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16N, F2 = 12N. Độ lớn của hợp lực của chúng có thể là

A. F = 25N                   B. F = 30N                          C. F = 3,5N                         D. F = 2,5N

C©u 29: Câu nào sau đây là không đúng?

A. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm tỉ lệ với tích khối lượng của chúng

B. Lực ma sát phụ thuộc vào bản chất bề mặt tiếp xúc giữa hai vật

C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo

D. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng

C©u 30: Có một đòn bẩy dài 50 cm như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy có treo một vật trọng lượng 30 N. Khỏang cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Bỏ qua khối lượng của đòn bẩy. Phải treo vào đầu B của đòn bẩy một vật khác có trọng lượng bao nhiêu để đòn bẩy vẫn nằm ngang :

A. 45 N                        B. 20 N                               C. 25 N                               D. 30 N

 

----------------- HÕt 198 -----------------

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu