Bài 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC



DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương ICÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Bài 1MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC

I/ DI TRUYỀN HỌC (GENETICS):
H.1: Trong một gia đình, các thành viên luôn có những đặc điểm giống nhau và khác nhau.

1. Di truyền : là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu.
2. Biến dị: là hiện tượng con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
=> Đây là hai hiện tượng tồn tại song song, gắn liền nhau trong quá trình sinh sản
                        Ví dụ:  (học sinh tự cho ví dụ từ bản thân già đình mình)
3.  Nhiệm vụ, nội dung và ý nghĩa của Di truyền học:
- Nhiệm vụ: Di truyền học nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
- Nội dung của di truyền học đề cập đến các kiến thức về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của các hiện tượng di truyền và biến dị.
-  Ý nghĩa :
+ Di truyền học phát triển nhanh chóng và sớm trở thành ngành mũi nhọn trong sinh học hiện đại.
+ Di truyền học là cơ sở lý thuyết cho Khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với Y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong Công nghệ sinh học.

II/ MENĐEN-NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC (MENDEL AND THE GENE IDEA):
1. Tiểu sử Menđen:  sgk trang 7, phần Em có biết ?
2. Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen:
-          Chọn đối tượng thí nghiệm: đậu Hà Lan – Pisum sativum.
-          Tạo các cơ thể thuần chủng đối lập về 1 hay nhiều cặp tính trạng đem lai.
-          Lai các cơ thể thuần chủng đối lập với nhau về cặp tính trạng tương phản.
-          Theo dõi sự di truyền tính trạng ở đời con cháu.
-          Dùng thống kê toán học phân tích số liệu, rút ra kết luận khoa học.

III/ MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC:
1. Thuật ngữ:
- Tính trạng (character): là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo sinh lý của một cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản (trait): là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng
- Nhân tố di truyền (heritable factor): quy định các tính trạng của cơ thể (sau này được hiểu là gene).
- Giống (hay dòng) thuần chủng (true-breeding): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
2. Ký hiệu:
- P (parentes): đời bố mẹ xuất phát.
- F (filia): thế hệ con.
- G (gamete): giao tử
- "x" phép lai




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu