Sinh Học 11 NC
Së GD §T Kiªn Giang Trêng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t --------------- | Kú thi: KiÓm Tra Sinh 11 M«n thi: Sinh 11 N©ng cao (Thêi gian lµm bµi: 45 phót) |
§Ò sè: 169 |
Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:..........................
C©u 1: Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở những điểm nào?
A. Cường độ quang hợp cao, điểm bão hòa ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao.
B. Cường độ quang hợp cao, điểm bão hòa ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp.
C. Cường độ quang hợp thấp, điểm bão hòa ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao.
D. Cường độ quang hợp thấp, điểm bão hòa ánh sáng, điểm bù CO2 thấp.
C©u 2: Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?
A. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống.
B. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào.
D. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
C©u 3: Nhiệt độ ảnh hưởng đến…………( 1 )……..quang hợp. ( 1 ) là:
A. pha sáng B. pha tối
C. pha sáng nhiều hơn pha tối D. pha sáng ít hơn pha tối
C©u 4: Cơ chế nào đảm bảo cột nước trong bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên trên?
A. Lực hút của lá và lực đẩy của rễ phải thắng khối lượng cột nước.
B. Lực hút của lá phải thắng lực bám của nước với thành mạch.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch phải lớn hơn lực hút của lá và lực đẩy của rễ.
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước phải lớn cùng với lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải thắng khối lượng cột nước.
C©u 5: Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây:
1. gây độc hại đối với cây
2. gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường
3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết
4. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lý tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi
Tập hợp các đáp án đúng là:
A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 4
C©u 6: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?
A. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng.
B. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng.
C. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng.
D. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng.
C©u 7: Ở thí nghiệm nghiên cứu vai trò của phân bón, mỗi nhóm thực hiện một lần nhắc lại thí nghiệm gồm chậu đối chứng chứa … (1)…….. và chậu thí nghiệm có chứa …………(2)………..
(1), (2) lần lượt tương ứng là:
A. phân bón NPK, nước
B. nước, phân bón NPK
C. phân bón NPK nồng độ thấp, phân bón NPK nồng độ cao hơn
D. các nguyên tố vi lượng, các nguyên tố đa lượng
C©u 8: Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
A. Con đường qua gian bào và thành tế bào
B. Con đường qua tế bào sống
C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào.
D. Con đường qua gian bào và con đường tế bào chất
C©u 9: Câu nào sai khi nói về vai trò quang hợp?
A. Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật trên trái đất
B. Quang năng được chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học
C. Quang hợp điều hòa không khí giải phóng O2 và hấp thụ CO2
D. Sử dụng nước và O2 làm nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ
C©u 10: Câu nào dưới đây không chính xác ?
A. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây
B. Dịch mạch gỗ chỉ vận chuyển một chiều từ dưới lên
C. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá một phần được dự trữ ở rễ, củ, quả
D. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu tiên của dòng mạch gỗ
C©u 11: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. Quang phân li nước. B. Chu trình Canvin.
C. Pha sáng. D. Pha tối.
C©u 12: Điểm bù ánh sáng là gì?
A. Là điểm mà tại đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp
B. Là điểm mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp
C. Là điểm mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
D. Là điểm mà tại đó cường độ quang hợp không tăng thêm cho dù cường độ ánh sáng tăng
C©u 13: Công thức tính cường độ thoát hơi nước là:
C©u 14: Sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là gì?
A. ATP, NADPH B. ATP, O2 C. ATP, CO2 D. NADPH, O2
C©u 15: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ
3. Không cần tiêu tốn năng lượng
4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải
Tập hợp câu trả lời đúng là:
A. 2, 3 B. 2, 4 C. 1, 4 D. 1, 3
C©u 16: Điều nào không đúng về vai trò của quá trình thoát hơi nước?
A. Vận chuyển nước, ion khoáng. B. Cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp
C. Hạ nhiệt độ cho lá D. Cung cấp năng lượng cho lá.
C©u 17: Dịch mạch rây di chuyển như thế nào trong cây?
A. Dịch mạch rây di chuyển trong mỗi ống rây, không di chuyển được sang ống rây khác.
B. Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.
C. Dịch mạch rây di chuyển từ dưới lên trên trong mỗi ống rây.
D. Dịch mạch rây di chuyển từ trên xuống trong mỗi ống rây.
C©u 18: Dạng nitơ nào cây có thể hấp thụ được?
A. NH4+ và NO3- B. NO2-, NH4+ và NO3-
C. N2, NO2-, NH4+ và NO3- D. NH3, NH4+ và NO3-
C©u 19: Trong các nguyên tố khoáng nitơ, phôtpho, kali, canxi, sắt, magie. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a và diệp lục b?
A. Nitơ, phôtpho B. Nitơ, kali, magie C. Nitơ, magie D. Sắt, magie
C©u 20: Năng suất sinh học khác năng suất kinh tế ở chỗ:
I. Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
II. Năng suất kinh tế chỉ là 1 phần của năng suất sinh học chứa trong các cơ quan có giá trị kinh tế hạt, quả, lá... tùy vào mục đích đối với từng cây trồng.
III. Năng suất kinh tế là năng suất của cây trồng có giá trị kinh tế đối với con người.
IV. Năng suất sinh học chất khô của cây trồng trên 1ha trong một đợt thu hoạch.
A. III, IV. B. I, III. C. I, II D. II, IV.
C©u 21: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:
A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C©u 22: Tìm câu phát biểu sai
1. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là Anđêhit phôtphoglixêric
2. Chất nhận CO2 trong pha tối của thực vật C4 là Ribulôzơ điphôtphat
3. Trong quang phân li nước sản phẩm tạo ra: H+ khử NADP+ thành NADPH, e- bù cho diệp lục, còn O2 thoát ra ngoài
4. Tất cả các nhóm thực vật ( C3, C4, CAM) đều lần lượt trải qua các giai đoạn giống nhau trong pha tối của quang hợp là: cố định CO2, khử CO2, tái sinh chất nhận CO2
5. Trong hệ sắc tố quang hợp chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng hấp thu được thành năng lượng của các lien kết hoá học trong ATP và NADPH.
A. 1,3,5 B. 3, 4 C. 1,2 D. 3,4, 5
C©u 23: Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:
A. Nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động.
B. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo cơ chế thụ động.
C. Nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động.
D. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.
C©u 24: Điểm bão hoà CO2 là thời điểm:
A. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.
B. Nồng độ CO2 đạt tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
C. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
D. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
C©u 25: Thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá cây xanh gồm:
Thành phần | Chức năng |
1. Diệp lục | a. Bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao. |
2. Diệp lục a | b. Hấp thụ ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục. |
3. Diệp lục b | c. Là sắc tố chủ yếu của quang hợp. |
4. Carôtenôit | d. Trực tiếp chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. |
5.Carôten và xantôphin | e. Hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a. |
Hãy sắp xếp thành các thành phần phù hợp với chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá cây xanh.
A. 1-a 2-d, 3-e, 4-c 5-b. B. 1-c, 2-d, 3-e, 4-a, 5-b.
C. 1-e 2-d, 3-c 4-a, 5-b. D. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d, 5-e.
C©u 26: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra?
A. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza B. Được cung cấp năng lượng ATP
C. Có các lực khử mạnh D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí
C©u 27: Trong các loại vi khuẩn cố định nitơ khí quyển sau :Azôtôbacter, Rhizôbium, Clostridium, Anabaena. Loại vi khuẩn nào sống trong nốt sần các cây họ đậu ?
A. Clostridium B. Rhizôbium C. Azôtôbacter D. Anabaena
C©u 28: Hoạt động nào sau đây của vi sinh vật làm giảm sút nguồn nitơ trong đất?
A. Nitrat hóa B. Chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử
C. Cố định nitơ D. Liên kết N2 và H2 tạo ra NH3
C©u 29: Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là:
A. Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm B. Đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày
C. Chỉ đóng vào giữa trưa D. Chỉ mở ra khi hoàng hôn
C©u 30: Trong các trường hợp sau đây các tế bào bị trương nước?
A. Đưa cây ra ngoài sáng B. Bón phân cho cây
C. Tưới nước mặn cho cây D. Đưa cây vào trong tối
----------------- HÕt 169 -----------------
Tags: Huỳnh Mẫn Đạt
No comments: