Hóa Học 12 - Nguyễn Thượng Hiền
Lưu ý : Học sinh không được sử dụng bảng HTTH
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố : H = 1; C = 12 ; N = 14; O = 16 ; Na = 23; Mg =24; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag =108; Sn=119 ; S = 32.
I/ PHẦN CHUNG : DÀNH CHO TẤT CẢ HỌC SINH ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32 )
Câu 1: Cho các polime sau : Poli (vinyl clorua) (1) ; poli buta-1,3-dien (2) ; poli acrylonitrin (nitron) (3) ; nilon -6,6 (4); poli (phenol-formandehyt) (5). Có mấy polime tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 2: Phát biểu đúng:
A. Protein bền với nhiệt , với axit và với kiềm
B. Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được protit từ những chất vô cơ
C. Protein là loại hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp
D. Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật
Câu 3: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4 thì :
A. Zn không bị ăn mòn mà chỉ bị oxi hóa.
B. Zn chỉ bị ăn mòn hóa học.
C. Zn chỉ bị ăn mòn điện hóa.
D. Zn vừa bị ăn mòn hóa học vừa bị ăn mòn điện hóa.
Câu 4: Monome nào dưới đây dùng để điều chế thủy tinh hữu cơ?
A. Isopren B. Axit acrylic C. Metyl metacrylat D. Axit glutamic
Câu 5: Dãy gồm các kim loại đều điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy là :
A. Zn, Al, Na, Ba. B. Cu, Ag, Au, Pb. . C. Fe, K, Mg, Be D. K, Ca, Al, Cs.
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng
X, Y, Z lần lượt là
A. CH3OH, CH3COOH, P.P B. CH3COONa, C4H6, C3H6(OH)2
C. Al4C3, C4H4, P.P D. C3H8, C4H4, P.V.C
Câu 7: Alanin có thể tác dụng với tất cả các chất nào trong dãy sau đây:
A. C2H5OH, FeCl2, Na2SO4 B. H2SO4, CH3CHO, H2O
C. HCl, Cu, CH3NH2 D. Ba(OH)2, CH3OH, H2NCH2COOH
Câu 8: Để bảo vệ các ống thép (hợp kim Fe – C ) dẫn nước trong thành phố, người thường gắn thêm những tấm kim loại R vào thành ống thép chôn dưới lòng đất. Kim loại R có thể là
A. Ag. B. Zn. C. Cu. D. Pb.
Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 C2H2 C2H3CN tơ olon
Để tổng hợp 265kg tơ olon theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đkc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 80%)
A. 420 B. 185,66 C. 385,7 D. 294,74
Câu 10: Cho một lượng dư Mg vào các dung dịch sau: Zn(NO3)2, Pb(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra?
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 11: Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 có thể phân biệt được 2 dung dịch nào sau đây
A. Glucozơ, andehyt axetic B. Glucozơ , fructozơ
C. Sacacrozơ,glyxerol D. Glucozơ,glyxerol
Câu 12: Hydro hóa hoàn toàn 17,72 gam chất béo có công thức C57H106O6 cần dùng V lít H2 (đkc). Giá trị V là:
A. 0,448 lít B. 0,896 lít C. 0,336 lít D. 1,344 lít
Câu 13: Cho quỳ tím vào các dung dịch sau : anilin, etylamin, lysin, axit glutamic, phenyl amoniclorua, valin, natri axetat. Có bao nhiêu chất làm đổi màu quỳ tím
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 14: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư AgNO3/NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị m là
A. 43,2 gam B. 4,32 gam C. 2,16 gam D. 21,6 gam
Câu 15: Nhúng thanh Fe vào 200ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau khi dung dịch mất màu xanh, lấy thanh Fe ra (giả sử toàn bộ Cu sinh ra bám hết vào thanh Fe) thấy khối lượng thanh Fe
A. Tăng 0,16 gam B. Tăng 1,28 gam C. Tăng 1,12 gam D. Tăng 1,6 gam
Câu 16: Polime nào được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp?
A. Poli (phenol-formanđehit) B. Cao su buna-S
C. Nilon-6,6 D. Cao su thiên nhiên
Câu 17: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất quá trình lên men là 75% thì giá trị m là :
A. 30 gam B. 60 gam C. 48 gam D. 58 gam
Câu 18: Polime nào sau đây có thể cho phản ứng màu với dung dịch I2?
A. Poli (vinyl clorua) B. Poli (metyl metacrylat)
C. Polietilen D. Amilopectin
Câu 19: Số đồng phân este ứng với công thức C5H10O2 không tham gia phản ứng với AgNO3/NH3 là
A. 9 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 20: X là 1 a-amino axit tự nhiên. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 0,01 mol HCl tạo muối Y.Lượng Y sinh ra tác dụng vừa đủ với 0,02 mol NaOH tạo 1,11 gam muối hữu cơ Z. X có thể là:
A. Axit a-amino propionic B. axit 6-amino hexanoic
C. axit a-aminoglutaric D. axit a-amino axetic
Câu 21: Cho 1,12 gam Fe vào 300 ml dung dịch AgNO3 0,4M, kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 4,32 gam B. 3,24 gam C. 2,16 gam D. 6,48 gam
Câu 22: Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau. Nếu các vật này đều bị xây sát sâu đến lớp sắt, thì vật bị gỉ chậm nhất là
A. Sắt tráng kẽm B. Sắt tráng bạc C. Sắt tráng vàng D. Sắt tráng đồng
Câu 23: Điện phân nóng chảy natri clorua, ở điện cực dương xảy ra quá trình
A. Oxi hóa Cl- thành Cl2 B. Khử Cl- thành Cl2
C. Khử Na+ thành Na D. Oxi hóa Na+ thành Na
Câu 24: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu nên:
A. Rửa cá bằng giấm ăn B. Ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi
C. Rửa cá bằng thuốc tím có tính sát trùng D. Rửa cá bằng dung dịch Na2CO3
Câu 25: Cho các vật được cấu tạo bởi các cặp kim loại sau : Fe-Ni; Fe-Zn; Fe-Sn; Fe-Cu. Có mấy vật Fe bị ăn mòn điện hóa khi để ngoài không khí ẩm
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 11,44g hỗn hợp X gồm một số kim loại hoạt động bằng lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch B và V lít NO đkc ( sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn lượng dung dịch B thu được ở trên, thì được 18,88g hỗn hợp muối khan. Trị số của V bằng :
A. 0,672 B. 0,448 C. 0,896 D. 0,336
Câu 27: Cho các chất sau đây: glucozơ, fructozơ, glixerol, saccarozơ, natri fomat, axit axetic, etyl fomat, xenlulozơ. Có mấy chất cho phản ứng trang bạc với dung dịch AgNO3/ NH3?
A. 5 B. 4 C. 8 D. 7
Câu 28: Cho 15g hỗn hợp các amin gồm : anilin, metylamin, dimetylamin, dietyl metylamin tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là:
A. 20,18g B. 16,825g
C. Không đủ dữ kiện để tính D. 21,123g
Câu 29: Cho các chất sau đây: saccarozơ, triglyxerit, xenlulozơ,tinh bột, glucozơ, fructozơ, peptit. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là :
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Câu 30: Cho các chất sau : (1) Amoniac; (2) Metylamin; (3) phenylamin ; (4) etylamin; (5) dimetylamin. Thứ tự tính bazơ tăng dần là
A. (1)<(3)<(2)<(4)<(5) B. (1)<(3)<(4)<(2)<(5) C. (3)<(1)<(2)<(4)<(5) D. (3)<(1)<(2<(5)<(4)
Câu 31: Hiđro hóa cao su buna thu được một polime có chứa 11,765% hiđro về khối lượng, trung bình một phân tử H2, phản ứng với k mắt xích trong mạch cao su. Giá trị của k là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam 2 amin đơn no là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 11,2 lít khí CO2 (đkc). Hai amin có công thức là :
A. CH5N, C2H7N B. C2H7N, C3H9N C. C2H7N, C3H7N D. C3H9N, C4H11N
II/ PHẦN RIÊNG ( 8 câu ) : Học sinh chỉ được làm một trong hai phần ( phần A hoặc B )
A.THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ( 8 câu, từ câu 33 đến câu 40 )
Câu 33: Khi điện phân dung dịch H2SO4 loãng, với điện cực trơ thì :
A. Khối lượng H2SO4 giảm sau điện phân.
B. Khối lượng H2SO4 không thay đổi trong suốt quá trình điện phân.
C. Khối lượng H2SO4 tăng sau điện phân.
D. Thu được khí hiđro ở anot và oxi ở catot của bình điện phân.
Câu 34: Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO bằng khí CO (dư) thu được 17,6 gam rắn. Cho toàn bộ khí sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong lấy dư thì thu được m gam kết tủa. m có giá trị là
A. 30 gam B. 20 gam C. 40 gam D. 10 gam
Câu 35: Phát biểu sai là
A. Để bảo vệ thép, người ta tiến hành tráng lên bề mặt thép một lớp mỏng kim loại là kẽm, đây là loại phương pháp bảo vệ bề mặt.
B. Bản chất của sự điện phân là phản ứng oxi hóa- khử xảy ra trên bề mặt điện cực dưới tác dụng của dòng điện.
C. Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch Cu(OH)2/NaOH., đun nóng.
D. Este tạo bởi ancol no đơn chức và axit không no đơn chức (có 1 liên kết đôi C=C) có công thức tổng quát là CnHn-2O2(n³ 3).
Câu 36: Trùng ngưng 15 gam glyxin 1 thời gian thu được m gam polime và 2,16 gam H2O. Giá trị m là
A. 12,84 gam B. 6,84 gam C. 5 gam gam D. 11,4 gam
Câu 37: Polime nào sau đây là polime nhân tạo
A. PVC B. Tơ axetat C. Nitron D. Tơ tằm
Câu 38: Một phân tử saccarozơ có
A. một gốc b-glucozơ và một gốc b-fructozơ B. một gốc b-glucozơ và một gốc a-fructozơ
C. một gốc a-glucozơ và một gốc b-fructozơ D. hai gốc a-glucozơ
Câu 39: Đun 4,2 gam este no,đơn chức với dung dịch NaOH dư, thu được 4,76 gam muối. Tên của este là
A. Etyl fomat B. Metyl axetat C. Metyl fomat D. Etyl axetat
Câu 40: Cho Fe vào dung dịch H2SO4 thu được dung dịch X, rắn Y và khí Z. Dung dịch X chứa
A. FeSO4, Fe2(SO4)3 B. FeSO4, H2SO4 C. Fe2(SO4)3 D. FeSO4
B. THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO ( 8 câu, từ câu 41 đến câu 48 )
Câu 41: Một đoạn mạch của tơ lapsan có khối lượng phân tử bằng 48.768 (đvC).Số mắt xích của đoạn mạch đó là
A. 254 B. 381 C. 256 D. 192
Câu 42: Cho suất điện động chuẩn E0 của các pin điện hóa: E0(Cu-X)=0,46 V; E0(Y-Cu)=1,1 V; E0(Z-Cu)=0,47V (X,Y,Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là
A. Z,Y,Cu,X B. X,Cu,Y,Z C. Y,Z,Cu,X D. X,Cu,Z,Y
Câu 43: Quá trình thủy phân tinh bột bằng men không xuất hiện chất nào dưới đây ?
A. Glucozơ B. Mantozơ C. Saccarozơ D. dextrim
Câu 44: Một đoạn mạch nilon-6 có khối lượng phân tử là 22600 (đvC), số mắt xích của đoạn mạch đó là
A. 113 B. 100 C. 226 D. 200
Câu 45: Hòa tan m gam glucozơ vào 45,5 gam nước được dung dịch X. Tráng Ag hoàn toàn dung dịch X bằng dung dịch AgNO3/NH3 thu được 5,4 gam Ag. Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch X là
A. 9% B. 18% C. 9,89% D. 10%
Câu 46: Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng
A. Tính cứng của Cs > Fe > Cr
B. Khả năng dẫn điện và nhiệt của Ag> Cu>Al > Fe
C. Nhiệt độ nóng chảy Hg<Al<W
D. Khối lượng riêng của Li < Fe < Os
Câu 47: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất là
A. Cr,Ag B. Cr,Hg C. W,Hg D. W,Ag
Câu 48: Thủy phân hoàn toàn 5,7 gam este trong môi trường axit, cho sản phẩm vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Công thức phân tử của este là
A. C6H10O2 B. C3H6O2 C. C2H4O2 D. C5H8O2
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
No comments: