Bài 3 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (tiếp theo)



Bài 3 :
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (tiếp theo)
III/ LAI PHÂN TÍCH (Test cross):
-          Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
-          Nếu kết quả phép lai  đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội ( thuần chủng )
-          Nếu kết quả phép lai phân tính  thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị  hợp ( không thuần chủng )
Sơ đồ lai :
P: Hoa đỏ  x Hoa trắng
      (AA)                   (aa)
G:     A                 a
Fa:          Aa
            TLKG: 100% Aa
           TLKH: 100%  Hoa đỏ.
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
       (Aa)           (aa)
G:   A , a             a
Fa:       Aa , aa
               TLKG:  1Aa : 1aa
               TLKH:  1hoa đỏ : 1hoa trắng.
 
* Ý nghĩa:
                          - Xác định cá thể mang tính trội là thể đồng hợp hay dị hợp.
                          - Cho thấý có sự phân li nhân tố di truyền khi tạo thành giao tử ở cơ thể lai.
 * Ứng dụng:
                       - Trong thực tiễn sản xuất, lai phân tích để xác định Giống thuần chủng hay không thuần chủng.
                       - Nếu giống không thuần chủng sẽ phân ly tính trạng ở đời sau làm giảm năng suất và phẩm chất của giống
IV/ Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘI- LẶN.
- Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở sinh vật. Trong đó, các tính trạng trội thường là tính trạng tốt.
- Trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng 1 kiểu gen, nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
 Lợn Yorkshire là giống lợn cho năng suất cao về chất lượng nạc (tính trạng trội có lợi về kinh tế)
 
Giống lúa TBR45 của Việt Nam, cho năng suất lúa cao, chất lượng hạt cơm dẻo và thơm (tính trâng trội có lợi về kinh tế)

V/ TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN: Hoc sinh đọc thêm SGK




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu