HƯỚNG DẪN ÔN TẬP 1Tiết HKI MÔN SINH HỌC 9



HƯỚNG DẪN ÔN TẬP 1T HKI
MÔN SINH HỌC 9

Câu 1: Tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật thể hiện như thế nào? Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
°   Ở mỗi loài sinh vật tính đặc trưng của bộ NST thể hiện qua số lượng, hình dạng xác định
°   Ví dụ: Ruồi dấm có 2n=8, người có 2n=46,…

Bộ NST lưỡng bội
Bộ NST đơn bội
Trong tế bào sinh dưỡng ( xôma)
Bao gồm các cặp NST tương đồng. Mỗi cặp gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc: một có nguồn gốc từ bố,một có nguồn gốc từ mẹ
Ký hiệu: 2n (NST)
Ví dụ: Ở người 2n=46, Ruồi dấm 2n=8.

Trong giao tử
Bao gồm mỗi NST của các cặp tương đồng, có nguồn gốc từ mẹ hoặc từ bố


Ký hiệu: n (NST)
Ví dụ: Ở người n=23, Ruồi dấm n = 4.

Câu 2: Cấu trúc của NST biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó.
-          Ở kì giữa, mỗi NSTkép có 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động. Mỗi crômatit gồm một phân tử ADN và 1 phân tử prôtêin loại histôn.

Câu 3: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền tính trạng.
-          NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN,
-          Những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra những biến đổi về các tính trạng di truyền.
-          NST có khả năng tự nhân đôi nhờ sự tự sao của ADN, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Câu 4: Phân biệt những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân và giảm phân.

Các kì
Nguyên phân
Giảm phân 1


Kỳ đầu

Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, tâm động đính vào sợi tơ của thoi phân bào
Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn.
Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp , bắt chéo và trao đổi đoạn.



Kỳ giữa

Các NST kép đóng xoắn cực đại, tập trung một hàng trước mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Các NST kép trong cặp tương đồng tập trung hai hàng trước mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.


Kỳ sau

2crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.


Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào.


Kỳ cuối

Các NST đơn duỗi xoắn, dài ra thành sợi mảnh rồi thành nhiễm sắc chất.
Các NST kép nằm gọn trong  nhân của 2tế bào con mới tạo thành là bộ đơn bội kép (n NST kép) khác nhau về nguồn gốc.

Câu 5: Di truyền liên kết là gì ? So sánh kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen cùng nằm trên 1 NST, cùng phân ly trong quá trình phân bào.

Di truyền độc lập
Di truyền liên kết

F1:  AaBb(vàng, trơn) x aabb(xanh, nhăn)

G: AB,Ab,aB,ab           ab
Fa:
TLKG: 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb


TLKH: 1vàngtrơn:1vàngnhăn:1xanhtrơn:1xanhnhăn

F1:


G:     BV                             bv
Fa:
TLKG:
bv
bv (đen,cụt)
 
 
bv
bv (đen,cụt)
 
bv
bv (đen,cụt)
 
            
                            :

TLKH:
        1 Xám dài: 1 Đen cụt

TLKG và TLKH đều là 1:1:1:1


TLKG và TLKH đều là 1: 1

Xuất hiện các biến dị tổ hợp


Không xuất hiện biến dị tổ hợp ( hoặc có rất ít)

Là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa.

Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng, giúp chọn được những tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau trong chọn giống.


Câu 6: Phân biệt ADN và ARN.


ADN
ARN





CẤU TRÚC

- ADN cấu tạo gồm các nguyên tố C,H,O,N,P.
- Là đại phân tử

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là nuclêôtit.
- Có 4 loại nu : A,T,G,X.
- ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải .
- Các Nu trên 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X , và ngược lại


- ARN cấu tạo từ các nguyên tố : C,H,O,N,P.
- Là đại phân tử nhưng nhỏ hơn ADN.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là ribônuclêôtit.
- Có 4 loại nu: A,U,G,X
- mARN  là chuỗi  xoắn đơn, 1 mạch



CHỨC NĂNG

- Lưu giữ
- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ

- mARN: truyền đạt thông tin di truyền qui định cấu trúc Prôtêin
 - tARN: vận chuyển axit amin để tổng hợp Prôtêin
- rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm - nơi tổng hợp Prôtêin.


Câu 7: Quá trình nhân đôi ADN .
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại NST vào kì trung gian lúc NST duỗi xoắn ở dạng sợi mảnh.
-          Khi bắt đầu, ADN tháo xoắn, các liên kết hiđrô bị cắt đứt, 2 mạch đơn của ADN tách nhau dần dần.
-          Các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn vừa tách ra lần lượt liên kết với các nuclêôtit  tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A với T, G với X, và ngược lại.
-          Khi kết thúc, hai ADN tạo thành đóng xoắn rồi phân về các tế bào con sau này.
·         Kết quả: Từ 1 phân tử ADN mẹ hình thành 2 phân tử ADN con. Trong mỗi ADN có 1 mạch là của ADN mẹ, 1 mạch được tổng hợp mới.

Câu 8: Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ ?
Vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc :
-          Nguyên tắc khuôn mẫu: ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.
-          Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A với T, G với X, và ngược lại.
-          Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có một mạch là của ADN mẹ (mạch khuôn) , mạch còn lại được tổng hợp mới.

Câu 9: Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen.
-          Gen là một đoạn của phân tử ADN gồm 600 đến 1500 cặp nuclêôtit có trình tự xác định.
-          Gen cấu trúc mang thông tin qui định cấu trúc của một loại prôtêin.

Câu 10:. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra theo những nguyên tắc nào?
Diễn biến:
- Khi bắt đầu, gen tháo xoắn tách dần 2 mạch đơn.
-Các nuclêôtit trên mạch đơn vừa tách liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A với U, T với A, G với X, X với G.
- Phân tử ARN được tạo thành tách khỏi gen, rời nhân đi ra chất tế bào để thực hiện sự tổng hợp prôtêin.
+ Nguyên tắc:
  • Mạch đơn khuôn mẫu: quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen làm khuôn mẫu.
  • Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường thành cặp theo nguyên tắc: A với U, T với A, G với X , và X với G.
Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN.

Câu 11: Nêu bản chất cuả mối quan hệ giữa GEN  và TÍNH TRẠNG qua sơ đồ sau:

GEN/ADN                       mARN                          PRÔTÊIN                        TÍNH TRẠNG

- GEN ( một đoạn của ADN) là khuôn mẫu tổng hợp ra mARN.
- mARN là khuôn mẫu tổng hợp ra prôtêin.
- Prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Vậy, bản chất của mối quan hệ giữa GEN và TÍNH TRẠNG theo sơ đồ trên là:
Trình tự các nuclêotit trên GEN (ADN) qui định trình tự các nuclêôtit trên mARN, thông qua đó ADN qui định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành phân tử prôtêin và từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể → GEN qui định TÍNH TRẠNG.

Câu 12: Nêu mối quan hệ giữa GEN và ARN, giữa GEN và Prôtêin.
  • Quan hệ giưã GEN và ARN:
-          Gen mang thông tin di truyền qui định cấu trúc cuả phân tử prôtêin, nằm trong nhân
-          mARN là cấu trúc trung gian truyền đạt thông tin di truyền đó từ trong nhân ra ngoài chất tế bào để tổng hợp prôtệin.
  • Quan hệ giữa ARN và Prôtêin:
-          Sự hình thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu là mARN
-          Trình tự các nu trên mARN qui định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.
1/ Mạch khuôn của gen có cấu trúc sau:
3’… TAX GGA XAG TTA AGG ….5’
Viết mARN phiên mã từ gen trên
2/ Mạch 1 của gen như sau:
5’…AAX XTT GXA TTA XAG GGT AAX ….3’
ViẾt cấu trúc hoàn chỉnh của gen
Viết mARN tổng hợp từ mạch 2
3/ m ARN có trình tự ribonucleotit như sau:
5’…AUG GGA XGX UXG UUU XXA ….3’
ViẾt cấu trúc gen phiên mã ra nó
 4/ Một đoạn mạch đơn của  gen có trình tự nucleotit như sau:
3’……ATT XXG GXA TGA AAA TGX TTG AGX …..5’
                                                                            ------------------>
Biết chiều phiên mã từ trái qua phải (theo chiều mũi tên)
Viết trình tự ribonucleotit được tổng hợp từ gen trên.
 5/ Cho mARN sau:
5’…AUG GGU AGX XXX AAG GAX …3’
                                                                                 ---------------->
Biết chiều phiên mã từ trái qua phải (theo chiều mũi tên), hãy xác định trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen
 6/ Cho mARN sau:                       5’ … UAX XXG UAX AAA  AXG UGG XGX…3’
Xác định trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch khuôn của gen
7/ Ở bắp, tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với tính trạng hạt trắng.
a) Cho lai cây bắp hạt vàng đồng hợp với bắp hạt trắng. Xác định tỉ lệ phân tính thu được ở F2
b) Làm thế nào để biết bắp hạt vàng là thuần chủng hay không thuần chủng? Cách làm?
8/ Ở lợn, tính trạng thân dài trội hoàn toàn so với tính trạng thân ngắn.
a) Cho hai lợn thân dài với lợn thân ngắn. Xác định kết quả  thu được ở F1.

b) Làm thế nào để biết lợn thân dài là thuần chủng hay không thuần chủng? Cách làm?
Đáp án: xem




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu