Môn Ngữ văn 10 (chương trình Nâng cao)



SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG

Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

 


Bài viết số 6

 Môn Ngữ văn 10 (chương trình Nâng cao)

                           (dành cho lớp 10 Văn,10  Anh1, 10 Anh2 )

              Ngày kiểm tra:18/02/2012

Thời gian: 90' ( không kể thời gian giao đề)

I.Phần câu hỏi Giáo khoa (3 đ)

Câu 1 (1.5 đ):  Nêu nội dung thơ văn Nguyễn Trãi (mỗi nội dung cần chọn một dẫn chứng tiêu biểu). 

Câu 2 (1.5 đ): Nêu xuất xứ truyện  Chuyện chức phán sự đền Tản viên. Nhận xét về tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn trong câu chuyện?

II.Phần làm văn(7 đ)

Tư tưởng chiến lược xuyên suốt tác phẩm Đại cáo bình Ngô là tư tưởng  nhân nghĩa.

Hãy viết bài văn bàn về tư tưởng nhân nghĩa đó.

 

--- Hết --


Đáp án- biểu điểm (Bài số 6- 10 NC)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

Nêu nội dung thơ văn Nguyễn Trãi (mỗi nội dung cần chọn một dẫn chứng tiêu biểu). 

1.5 đ

1

Tư tưởng nhân nghĩa/dc

0.5

2

Triết lí thế sự/dc

0.5

3

Tình yêu thiên nhiên/dc

0.5

2

Nêu xuất xứ truyện  Chuyện chức phán sự đền Tản viên. Nhận xét về tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn trong câu chuyện?

1.5 đ

1

Trích từ tập Truyền kì mạn lục của nhà văn Nguyễn Dữ, ra đời  vào khoảng nửa đầu TK XVI

0.5

2

Tính cách Ngô Tử Văn: Khảng khái, nóng nảy, cương trực, can đảm, dũng cảm, trọng công lí

1.0

3

 

Tư tưởng chiến lược xuyên suốt tác phẩm Đại cáo bình Ngô là tư tưởng  nhân nghĩa.

Hãy viết bài văn bàn về tư tưởng nhân nghĩa đó.

 

 

Yêu cầu:

- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn Nghị luận về khía cạnh trong tác phẩm văn học. bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

- Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về hoàn cảnh ra đời, thể loại và nội dung tác phẩm Đại cáo bình Ngô, cần làm bật nổi tư tưởng và lập trường nhân nghĩa của cuộc khởi nghiã Lam sơn (cũng chính là tư tưởng của nhà văn Nguyễn Trãi gửi gắm trong văn bản).

Học sinh có thể có những lưa chọn về thao tác lập luận, cách trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những ý chính sau:

 

1

Nêu vấn đề cần nghị luận: Tư tưởng và lập trường nhân nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam sơn thể hiện trong bài Đại cáo bình Ngô của nhà văn Nguyễn Trãi.

0.75

2

Nội dung chính:

* Lập trường tư tưởng nhân nghĩa mang tính chiến lược: cốt ở yên dân, lo trừ bạo cho dân

* Biểu hiện cụ thể:

+ Đối với nhân dân: nhân nghĩa trước hết là đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, đồng thời, nhân nghĩa là bảo vệ độc lập, chủ quyền và hạnh phúc cho dân, do vậy, phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của dân. Hơn thế nữa, nhân nghĩa còn trở thành phương châm và vũ khí đánh giặc trong suốt cả cuộc khởi nghĩa Lam sơn (Đem đại nghĩa để thắng hung tàn- lấy chí nhân để thay cường bạo)

+ Đối với kẻ thù: nhân nghĩa thể hiện ở quan điểm đánh giặc bằng mưu kế "chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công"; khi giặc đầu hàng, ta không giết kẻ bại trận mà còn cấp phương tiện cho về nước (d/c)

à Dùng đại nghĩachí nhân để đối xử với kẻ bại trận, giữ hòa hiếu hai nước, giúp dân khỏi họa binh đao, suy cho cùng cũng  nhằm mục đích yên dân, thể hiện khát vọng "muôn thuở nền thái bình vững chắc" của nhân dân.

* Nghệ thuật: giọng điệu vừa hùng hồn, mạnh mẽ, vừa thiết tha sâu lắng; lập luận chặt chẽ, logic… có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định.

 

1.0

 

2.0

 

 

 

 

2.0

 

 

 

 

0.5

3

Khẳng định: tư tưởng nhân nghĩa trong bài cáo cũng chính là tư tưởng mang tính chiến lược của nhân dân ta suốt dọc theo lịch sử giữ nước (d/c)

0,75

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa cho mỗi phần, mỗi ý khi bài làm đạt cả yêu cầu về kiến thức lẫn kĩ năng. Chấp nhận cả cách hiểu khác với điều kiện sự kiến giải phải hợp lí và xuất phát từ ngôn ngữ văn bản.

 

 

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu