Sinh 12 NC
Së GD §T Kiªn Giang Trêng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t --------------- | Kú thi: KiÓm Tra Sinh 12 M«n thi: Sinh 12 N©ng cao (Thêi gian lµm bµi: 45 phót) |
§Ò sè: 177 |
Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:..........................
C©u 1: Đa hình cân bằng di truyền là kết quả của
A. chọn lọc vận động. B. chọn lọc phân hóa.
C. chọn lọc ổn định. D. chọn lọc phân hóa rồi kiên định.
C©u 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng về quá trình đột biến?
A. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong nội bộ cơ thể, trong kiểu gen, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên.
B. Quá trình đột biến gây ra những biến dị di truyền, làm biến đổi các đặc tính theo hướng tăng cường hay giảm bớt gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn trên kiểu hình của cơ thể.
C. Đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn.
D. Khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen.
C©u 3: Theo Đacuyn, nguyên nhân của sự tiến hóa là do
A. tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong một thời gian dài.
B. tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển của cá thể và của loài.
C. sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính không liên quan đến tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
C©u 4: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là
A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. nòi.
C©u 5: Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Căn cứ vào tuổi của hóa thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
B. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
C. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
D. Tuổi của hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.
C©u 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa nhỏ?
A. Diễn ra trong phạm vi của loài, với quy mô nhỏ.
B. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
C. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
D. Diễn ra trong thời gian lịch sử lâu dài.
C©u 7: Để giải thích tại sao các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối, lí do nào dưới đây không đúng?
A. Đặc điểm thích nghi của loài này có thể bị khống chế bởi đặc điểm thích nghi của kẻ thù.
B. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong một hoàn cảnh nhất định.
C. Do sự tác động của con người lên môi trường sống của sinh vật theo hướng tích cực hay tiêu cực.
D. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, các đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên vẫn không ngừng tác động do đó các đặc điểm thích nghi luôn được hoàn thiện.
C©u 8: Dạng người cổ xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là
A. người đứng thẳng Homo habilis. B. người khéo léo Homo erectus.
C. người đứng thẳng Homo erectus. D. người khéo léo Homo habilis.
C©u 9: Xét các đặc điểm sinh lì và hoạt động sau đây của cơ thể : (1) Đẻ con và nuôi con bằng sữa; (2) Tư duy; (3) Thời gian của chu kì kinh nguyệt và thời gian mang thai; (4) Biểu lộ tình cảm; (5) Đứng trên hai chân.
Đặc điểm biểu hiện sự khác nhau giữa người và vượn người là
A. 1, 2, 3 B. 3, 4, 5 C. 2 D. 2, 3
C©u 10: Ảnh hưởng của chọn lọc vận động là
A. làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
B. hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của những quần thể thích nghi nhất.
C. hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng cực đoan, đào thải những cá thể mang tính trạng mức trung bình.
D. làm tần số kiểu gen trong một quần thể biến đổi theo hướng thích nghi với tác động của nhân tố chọn lọc định hướng.
C©u 11: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.
C. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
C©u 12: Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài?
A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh.
C. Tiêu chuẩn hoá sinh. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
C©u 13: Cho các nhân tố sau : (1) Chọn lọc tự nhiên; (2) Giao phối ngẫu nhiên; (3) Giao phối không ngẫu nhiên; (4) Các yếu tố ngẫu nhiên; (5) Đột biến; (6) Di – nhập gen.
Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (3), (4), (5).
C. (1), (4), (5), (6). D. (2), (4), (5), (6).
C©u 14: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là
A. ngày càng đa dạng, phong phú.
B. tổ chức ngày càng cao.
C. thích nghi ngày càng hợp lý.
D. tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lý.
C©u 15: Trường hợp nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử ?
A. Các cá thể sống ở hai khu vực địa lí khác nhau, yếu tố địa lí ngăn cản quá trình giao phối giữa các cá thể.
B. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, hoặc con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.
C. Các nhóm cá thể thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau sinh sản ở các mùa khác nhau nên không giao phối với nhau.
D. Các cá thể sống trong một môi trường nhưng có tập tính giao phối khác nhau nên bị cách li về mặt sinh sản.
C©u 16: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
C©u 17: Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Đacuyn là gì?
A. Hình thành các loài mới. B. Hình thành các nòi mới.
C. Hình thành các giống mới. D. Hình thành các nhóm phân loại.
C©u 18: Đặc trưng của tiến hoá hoá học là
A. sự phức tạp hoá hợp chất cacbon hình thành prôtêin, axit nuclệic.
B. sự hình thành hệ đại phân tử.
C. là giai đoạn tiến hoá đầu tiên.
D. chịu sự chi phối của quy luật lí hoá.
C©u 19: Theo Kimura thì sự tiến hóa chủ yếu diễn ra theo con đường
A. củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan đến tác động của chọn lọc tự nhiên.
B. củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. củng cố các đột biến có lợi, đào thải các đột biến có hại.
D. củng cố các đột biến có lợi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
C©u 20: Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng về sự giống nhau giữa người và thú là
A. có lông mao, tuyến sữa, bộ răng phân hoá, có một số cơ quan lại tổ giống thú như có nhiều đôi vú, có đuôi...
B. đẻ con, có nhau thai, nuôi con bằng sữa.
C. giai đoạn phôi sớm ở người cũng có lông mao bao phủ toàn thân, có đuôi, có vài ba đôi vú.
D. có các cơ quan thoái hoá giống nhau.
C©u 21: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình hình thành loài mới?
A. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
B. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi và cách li sinh sản với các quần thể thuộc loài khác.
C. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng xác định, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu hình mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
D. Là một quá trình lịch sử dưới tác động của môi trường tạo ra những quần thể mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
C©u 22: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của
A. giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. đột biến.
C©u 23: Xu hướng phát triển cơ bản của tiến bộ sinh học biều hiện ở dấu hiệu
A. giảm dần số lượng cá thể, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp.
B. nội bộ ngày càng ít phân hóa, khu phân bố ngày càng trở nên gián đoạn.
C. giảm bớt sự lệ thuộc vào các điều kiện môi trường bằng những đặc điểm thích nghi mới ngày càng hoàn thiện.
D. duy trì sự thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể không tăng mà cũng không giảm.
C©u 24: Các nhân tố nào sau đây có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa?
A. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên. B. Quá trình đột biến và biến động di truyền.
C. Quá trình đột biến và quá trình giao phối. D. Quá trình đột biến và các cơ chế cách li.
C©u 25: Trong điều kiện hiện nay, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?
A. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên. B. Quang tổng hợp hoặc hoá tổng hợp.
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống. D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học.
C©u 26: Nguyên nhân dẫn đến sự di nhập gen là
A. sự cách li không hoàn toàn giữa các quần thể.
B. các quần thể cùng sống trong một khu vực địa lí.
C. các yếu tố tự nhiên gây cạn kiệt nguồn thức ăn.
D. các nhân tố địa lí ngăn cách không hoàn toàn.
C©u 27: Giống nhau giữa hai quá trình chọn lọc tự nhiên với chọn lọc nhân tạo là
A. đều xuất hiện rất sớm, kể từ khi phát sinh sự sống trên trái đất .
B. đều xảy ra trong phạm vi rộng lớn và có thời gian lịch sử lâu dài giống nhau.
C. đều chỉ có tác dụng ở mức độ cơ thể sinh vật mà không tác dụng ở các mức độ khác của tổ chức sống.
D. đều tạo ra sự phân li tính trạng từ một hay một số dạng tổ tiên ban đầu dẫn đến sự phong phú đa dạng sinh vật.
C©u 28: Nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo ở giai đoạn
A. vượn người hóa thạch. B. người vượn hóa thạch và người cổ.
C. người cổ. D. người hiện đại.
C©u 29: Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá nhỏ là
A. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. B. đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến, giao phối và di nhập gen. D. đột biến, giao phối và các nhân tố ngẫu nhiên.
C©u 30: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?
A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.
B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau.
C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.
D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau.
----------------- HÕt 177 -----------------
Tags: Huỳnh Mẫn Đạt
No comments: