Đề kiểm tra môn Sinh lớp 12 Cơ Bản
Së GD §T Kiªn Giang Trêng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t --------------- | Kú thi: KiÓm Tra Sinh 12 M«n thi: Sinh 12 C¬ b¶n (Thêi gian lµm bµi: 45 phót) |
§Ò sè: 138 |
Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:........................
C©u 1: Quần thể là
A. một nhóm cá thể cùng loài, sống trong một khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
B. một tập hợp cá thể khác loài, sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.
C. một tập hợp cá thể của nhiều loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
D. một tập hợp cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
C©u 2: Giai đoạn nào của cây lúa phụ thuộc chặt chẽ vào nhân tố ánh sáng?
A. Nảy mầm B. Hạt khô C. Đẻ nhánh D. Mạ non
C©u 3: Trường hợp nào sau đây là sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì
A. sâu hại cây trồng tăng số lượng vào mùa xuân.
B. bò sát giảm số lượng sau những trận lũ lụt ở miền Trung nước ta.
C. ếch nhái tăng số lượng vào mùa mưa.
D. ruồi tăng số lượng vào mùa hè.
C©u 4: Linh miêu Bắc Mĩ biến động số lượng theo chu kì năm rất tuần hoàn. Đâu là nguyên nhân của sự biến động trên?
A. nguồn thức ăn của chúng là thỏ biến động theo chu kì nhiều năm.
B. ảnh hưởng của dịch bệnh.
C. nhiệt độ thay đổi.
D. sự thay đổi của lượng mưa.
C©u 5: "…………… bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật". Từ đúng để điền vào chỗ trống của đoạn câu trên là:
A. Các nhân tố vô sinh B. Các nhân tố hữu sinh
C. Môi trường D. Sinh quyển
C©u 6: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống trong các vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp?
A. Vật ăn thịt-con mồi. B. Hợp tác. C. Kí sinh. D. Cộng sinh.
C©u 7: Sự tăng dân số quá nhanh và phân bố dần cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Làm cho chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
B. Làm cho chất lượng cuộc sống của con người giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng môi trường sống.
C. Làm biến đổi khí hậu gây hậu quả xấu đến môi trường.
D. làm giảm đa đạng sinh học, biến đổi khí hậu làm nước biển dâng.
C©u 8: Hiện tượng khống chế sinh học là yếu tố dẫn đến
A. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
D. sự biến đổi của quần xã một cách bất thường.
C©u 9: Khoảng thuận lợi là khoảng
A. nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật.
B. nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật nào đó thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
C. nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp với khả năng sinh sản của sinh vật.
D. nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu được.
C©u 10: Các quần thể ưu thế của quần xã thực vật cạn là
A. thực vật thân gỗ có hoa. B. thực vật thân bò có hoa.
C. thực vật hạt trần. D. rêu.
C©u 11: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng
A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều.
C©u 12: Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.
B. nơi thường gặp của loài.
C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài.
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.
C©u 13: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi : trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi
A. nhóm đang sinh sản. B. nhóm trước sinh sản.
C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản. D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
C©u 14: Quần xã sinh vật là tập hợp các......( 1- cá thể; 2- sinh vật; 3 - quần thể sinh vật ) thuộc ( 4 - một loài; 5- hai loài; 6 - nhiều loài khác nhau ), cùng sống trong một không gian và ....( 7 - thời gian; 8 - môi trường; 9 - sinh cảnh) nhất định. Thứ tự đúng để điền vào các chỗ trống là
A. 1, 4, 7 B. 2, 5, 8 C. 3, 6, 9 D. 3, 6, 7
C©u 15: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài về nguồn thức ăn, nơi ở nếu xảy ra thường căng thẳng vì chủ yếu là do
A. số cá thể đông.
B. các cá thể có nhu cầu thường giống nhau.
C. môi trường tác động lên quần thể mạnh hơn so với ở các cá thể.
D. sự cách li giữa chúng khó xảy ra.
C©u 16: Khi nghiên cứu kích thước một quần thể côn trùng, lần đầu người ta dự đoán có 15 cá thể trong khu vực nghiên cứu. Lần nghiên cứu thứ hai diễn ra sau đó không lâu (thời gian ngắn hơn chu kì sinh sản của loài), người ta dự đoán có 150 cá thể trong khu vực nghiên cứu. Kích thước quần thể của loài côn trùng trên thay đổi do
A. nguồn thức ăn tăng nên sức sinh sản tăng nhanh.
B. sự nhập cư từ những cá thể của các quần thể khác cùng loài.
C. môi trường thuận lợi nên tỉ lệ tử vong của quần thể không còn.
D. môi trường thuận lợi nên tỉ lệ sinh sản và nhập cư gia tăng.
C©u 17: Hiện tượng mỗi quần thể có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể ở trạng thái ổn định được gọi là
A. sự điều hoà quần thể. B. trạng thái cân bằng của quần thể.
C. sự thích nghi của quần thể. D. sự điều tiết quần thể.
C©u 18: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?
A. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
B. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
C. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
D. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
C©u 19: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?
A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
B. Do nhu cầu sống khác nhau.
C. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
D. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.
C©u 20: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các cá thể trong quần thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.
C. Giảm mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
C©u 21: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là
A. diễn thế nguyên sinh. B. diễn thế thứ sinh.
C. diễn thế phân huỷ. D. biến đổi tiếp theo.
C©u 22: Trên mặt hồ có diện tích 1 ha, mật độ của lục bình là 5 cây/m2. Mỗi cây chiếm diện tích trung bình 1,25dm2, cứ 10 ngày mỗi cây mẹ sinh thêm một cây mới và không xảy ra tử vong, phát tán. Khi phủ kín mặt hồ mật độ của lục bình là
A. 20 cây/m2. B. 40 cây/m2. C. 60 cây/m2. D. 80 cây/m2.
C©u 23: Khi đánh bắt cá trên biển, nếu các mẻ lưới chủ yếu chỉ có cá con thì
A. tiếp tục đánh bắt để tìm cá lớn.
B. phải ngừng đánh bắt do đã khai thác quá mức.
C. tiếp tục đánh bắt do chưa khai thác hết tiềm năng.
D. nên thả cá vừa bắt để bắt lại mẻ cá khác có nhiều cá lớn hơn.
C©u 24: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh
A. cấu trúc tuổi của quần thể.
B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
C. sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể.
D. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
C©u 25: Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là
A. sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế. B. sự cạnh tranh trong loài chủ chốt.
C. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế. D. sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
C©u 26: Trong quá trình tiến hoá, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống sót bằng các cách, trừ
A. tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và cái.
B. chuyển từ kiểu thụ tinh ngoài sang thụ tinh trong.
C. chăm sóc trứng và con non.
D. đẻ con và nuôi con bằng sữa.
C©u 27: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:
A. kích thước tối thiểu. B. kích thước tối đa.
C. kích thước bất ổn. D. kích thước phát tán.
C©u 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái?
A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật.
B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật.
D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh.
C©u 29: Người ta có thể khai thác bớt các cá thể đực khỏi một quần thể mà vẫn duy trì được sự phát triển của quần thể, điều này có được là nhờ ứng dụng sự hiểu biết về đặc trưng nào của quần thể?
A. Tỉ lệ giới tính. B. Nhóm loài ưu thế. C. Kích thước quần thể. D. Độ đa dạng.
C©u 30: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
----------------- HÕt 138 -----------------
Tags: Huỳnh Mẫn Đạt
No comments: