Sinh Học lớp 10



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Sinh 10

M«n thi: Sinh 10 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 119

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:............................

C©u 1: Đặc điểm nào vừa có ở giới Khởi sinh vừa có ở giới Nấm:

A. nhân sơ, tự dưỡng hoặc dị dưỡng                          B. nhân sơ hoặc nhân thực, tự dưỡng hoặc dị dưỡng

C. đơn bào, có thành tế bào, dị dưỡng                       D. nhân thực, kích thước nhỏ, đơn bào hoặc đa bào

C©u 2: Hệ thống sống:

A. là một hệ thống kín nhờ đó sinh vật được bảo vệ an toàn

B. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ từ thấp đến cao

C. luôn trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường nên chỉ chịu sự chi phối một chiều từ môi trường

D. có tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản nên mọi sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào

C©u 3: Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm:

A. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

B. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

C. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.

D. trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể.

C©u 4: Ti thể:

A. có hệ gen và ribôxôm riêng nên hoạt động hoàn toàn không liên quan với tế bào

B. màng trong chứa nhiều enzim hô hấp tham gia chuyển hóa chất hữu cơ thành ATP

C. có 2 lớp màng với nhiều enzim hô hấp định vị ở màng ngoài tham gia vào quá trình dị hóa

D. màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo các mào chứa ADN và ribôxôm

C©u 5: Một đoạn ADN có số nuclêôtit là 2400, số nuclêôtit loại G bằng 1,5 lần số nucleotit loại T. Số lượng nuclêôtit loại A và X lần lượt là:

A. 1440 và 960             B. 960 và 1440                    C. 720 và 480                      D. 480 và 720

C©u 6: Loại tế bào nào cho phép nghiên cứu lizôxôm dễ dàng nhất?

A. tế bào bạch cầu        B. tế bào cơ                         C. tế bào thần kinh              D. tế bào hồng cầu

C©u 7: Tơ nhện (cấu tạo nên mạng nhện) là loại:

A. Prôtêin bảo vệ          B. Prôtêin cấu trúc               C. Prôtêin xúc tác                D. Prôtêin vận chuyển

C©u 8: Rất nhiều nguyên tố vi lư­ợng:

A. là thành phần cấu trúc bắt buộc của các emzym.

B. đóng vai trò thứ yếu đối với sinh vật

C. đã có sẵn trong các hợp chất của tế bào

D. chỉ cần cho sinh vật ở một vài giai đoạn sinh tr­ưởng nhất định.

C©u 9: Điều nào dưới đây không phải là chức năng của bộ máy Gôngi?

A. gắn thêm đường vào prôtêin                                 B. tổng hợp lipid

C. bao gói các sản phẩm tiết                                      D. tạo ra glicôlipid

C©u 10: Đường mía (saccarotơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi

A. một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ.     B. hai phân tử glucozơ.

C. hai phân tử fructozơ.                                            D. một phân tử gluczơ và một phân tử galactozơ

C©u 11: Các nuclêotit khác nhau trong phân tử ADN có thành phần nào giống nhau ?

A. Nhóm phôtphat và bazơ nitơ                                B. Đường pentôzơ và bazơ nitơ

C. Nhóm phôtphat và đường pentôzơ                        D. Nhóm phôtphat, đường pentôzơ, bazơ nitơ

C©u 12: Một đoạn ADN có số nuclêôtit là 4000, số nuclêôtit loại A ít hơn một loại nuclêôtit không bổ sung với nó 10%. Số liên kết hiđrô có trong phân tử ADN là:

A. 2800 lk                    B. 4000 lk                            C. 4800 lk                           D. 5200 lk

C©u 13: Nước có tính phân cực là do:

A. 1 phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxi với 2 nguyên tử hidrô

B. giữa ôxi và hidrô trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị

C. đôi êlectron trong phân tử nước bị kéo lệch về phía ôxi

D. giữa ôxi và hidrô trong phân tử nước là liên kết ion

C©u 14: Khi cho sữa tươi vào cốc nước chanh, sữa tươi sẽ bị kết tủa trắng đục. Đây là hiện tượng:

A. chất béo ở sữa bị vón lại do pH cao.                     B. chất đạm ở sữa bị kết tủa do pH cao.

C. chất bột ở sữa biến tính thành sợi xenlulôzơ.        D. chất đạm ở sữa biến tính do pH thấp.

C©u 15: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên:

A. lipit, enzym.                                                         B. prôtêin, vitamin.

C. đại phân tử hữu cơ.                                               D. glucôzơ, tinh bột, vitamin.

C©u 16: Phôtpholipit cấu tạo bởi

A. 1 phân tử glixêrol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phôtphat.

B. 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phôtphat.

C. 2 phân tử glixêrol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phôtphat.

D. 3 phân tử glixêrol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phôtphat.

C©u 17: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các loại đường từ cấu tạo đơn giản đến phức tạp:

A. glicôgen, galactôzơ, saccarôzơ                              B. glicôgen, saccarôzơ, galactôzơ

C. galactôzơ, saccarôzơ, glicôgen                              D. galactôzơ, glicôgen, saccarôzơ

C©u 18: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn?

1. có kích thước hiển vi                 2. sống kí sinh và gây bệnh

3. cơ thể chỉ có 1 tế bào                 4. chưa có nhân chính thức

5. sinh sản nhanh

Tập hợp các câu trả lời đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 5              B. 1, 3, 4, 5                          C. 1, 2, 3, 5                         D. 1, 2, 4, 5

C©u 19: Loại phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được dùng làm khuôn tổng hợp nên prôtêin là:

A. rARN.                      B. ADN.                              C. mARN.                           D. tARN.

C©u 20: Cho các cấp tổ chức của thế giới sống sau đây:

1. quần xã                                      2. quần thể                               3. cơ thể                                  

4. hệ sinh thái                                5. tế bào

Tính từ nhỏ đến lớn, trật tự các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống là:

A. 5 Ò 3 Ò 1 Ò 2 Ò 4                                            B. 5 Ò 3 Ò 2 Ò 1 Ò 4      

C. 5 Ò 2 Ò 3 Ò 1 Ò 4                                             D. 5 Ò 2 Ò 3 Ò 4 Ò 1

C©u 21: Thành phần nào sau đây không có ở cấu  tạo của tế bào vi khuẩn ?

A. màng sinh chất, ribôxôm, hạt dự trữ

B. vùng nhân, lông, roi, bào tương

C. vỏ nhầy, ribôxôm, thành peptiđoglican

D. lưới nội chất, lizôxôm, bộ máy Gôngi

C©u 22: Căn cứ để phân chia vi khuẩn thành 2 loại (vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm) là cấu trúc và thành phần hóa học của:

A. thành tế bào             B. màng tế bào                     C. vùng ngoại chất               D. vùng nhân

C©u 23: Một nhà sinh học đã nghiền một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm để thu được một số bào quan. Các bào quan này khi hoạt động đã hấp thu CO2 và giải phóng O2. Các bào quan này là:

A. Riboxom                  B. Nhân                               C. Lục lạp                            D. Ti thể

C©u 24: Màng sinh chất của vi khuẩn cấu tạo chủ yếu bởi:

A. peptiđôglican                                                       B. lớp kép phôtpholipid và prôtêin 

C. lớp kép prôtêin                                                     D. xenlulôzơ

C©u 25: Số lượng lớn các ribôxôm được quan sát thấy trong các tế bào chuyên hóa trong việc sản xuất:

A. lipit                          B. Pôlisaccarit                      C. Prôtêin                            D. Glucôzơ

C©u 26: Trong tế bào nhân thực, bào quan nào có 1 lớp màng?

A. lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy Gôngi, không bào       

B. lizôxôm, không bào, bộ máy Gôngi, lưới nội chất

C. nhân, lưới nội chất, không bào, ti thể                   

D. bộ máy Gôngi, khung xương, lục lạp

C©u 27: Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không được xếp cùng giới với các sinh vật còn lại?

A. Nấm men                 B. Nấm nhầy                       C. Nấm mốc                        D. Nấm ăn

C©u 28: Liên kết hidrô trong phân tử ADN:

A. theo nguyên tắc bổ sung: A ≡ T, G = X                

B. nối giữa các bazơ nitơ trong chuỗi poli nuclêôtit

C. làm cho ADN vừa bền vững lại rất linh hoạt        

D. là liên kết bền nên giúp ADN ổn định tính di truyền

C©u 29: Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là:

A. hồng cầu.                 B. cơ tim.                             C. xương.                             D. biểu bì.

C©u 30: Một loại tế bào limpho tổng hợp các loại prôtêin xuất ra khỏi tế bào. Theo em thì các phân tử prôtêin đã vận chuyển qua các bộ phận nào trong tế bào?

A. Bộ máy Gôngi Ò lưới nội chất hạt Ò màng sinh chất

B. Lưới nội chất hạt Ò bộ máy Gôngi Ò màng sinh chất

C. Lưới nội chất trơn Ò lizoxom Ò màng sinh chất

D. Nhân Ò bộ máy Gôngi Ò lưới nội chất hạt Ò màng sinh chất

 

----------------- HÕt -----------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu