Đề thi HKI môn Sinh Học lớp 10



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: THi HKI - Sinh 10

M«n thi: Sinh 10 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 186

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:........................

C©u 1: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì :

A. chúng đều sống trong những môi trường giống nhau

B. chúng đều được cấu tạo từ tế bào

C. chúng đều có chung một tổ tiên

D. chúng đều có khả năng tự dưỡng

C©u 2: Vào ban đêm, các cây xanh ở công viên:

A. không thể quang hợp vì không có ánh sáng mặt trời

B. vẫn có thể quang hợp vì có ánh sáng đèn

C. chỉ thực hiện pha tối của quang hợp

D. vẫn có thể quang hợp nhưng diễn ra theo một cơ chế khác do không sử dụng năng lượng ánh sáng

C©u 3: Lưới nội chất trơn là nơi:

A. Chuyển hóa và tổng hợp prôtêin, phân hủy chất độc cho tế bào

B. chuyển hóa lipit, tổng hợp đường, phân hủy chất độc cho tế bào

C. chuyển hóa đường, tổng hợp lipit, phân hủy chất độc cho tế bào

D. chuyển hóa đường, tổng hợp prôtêin, phân hủy chất độc cho tế bào

C©u 4: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" nhờ:

A. màng sinh chất có "dấu chuẩn"

B. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể

C. màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường

D. bên ngoài màng sinh chất có chất nền ngoại bào

C©u 5: Thứ tự các bậc phân loại sinh giới từ thấp đến cao là:

A. Ngành - lớp - bộ - họ - chi – loài                          B. Ngành - bộ - họ - lớp - chi - loài

C. Loài - chi - họ - bộ - lớp – ngành                         D. Loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành

C©u 6: Các nguyên tố nào sau đây được xếp vào nhóm các nguyên tố vi lượng?

A. C, F, Cu, Fe            B. H, Zn, Fe, Cu                 C. N, Cu, Mo, B                 D. Co, Cu, Fe, Mo

C©u 7: Kết thúc giai đoạn đường phân, phân tử axít piruvic được ôxi hoá để tạo thành chất (A). Chất (A)  sau đó đi vào chu trình Crep. Chất (A) là :

A. axit lactic                 B. axêtyl-CoA                     C. axit axêtic                       D. glucôzơ

C©u 8: Cấu trúc không gian của phân tử ARN vận chuyển là:

A. dạng sợi xoắn kép                                                B. dạng sợi thẳng, xoắn lò xo, bó sợi, dạng cầu

C. dạng sợi đơn thẳng                                              D. dạng sợi đơn cuộn lại tạo thành những thùy tròn

C©u 9: Loại cacbohidrat nào sau đây có đơn vị cấu tạo không phải hoàn toàn là glucôzơ?

A. tinh bột                    B. Glicôgen                         C. Mantôzơ                         D. lactôzơ

C©u 10: Một trong các lí do để thực phẩm khô bảo quản được lâu hơn thực phẩm tươi là:

A. thực phẩm khô nhẹ hơn thực phẩm tươi

B. vi khuẩn có hại thiếu nước để duy trì hoạt động sống

C. độ mặn cao nên các vi khuẩn gây hại không hoạt động được

D. thiếu nước nên các tế bào trong thực phẩm khô không thể tiến hành chuyển hóa vật chất

C©u 11: ADN thực hiện tốt chức năng bảo quản thông tin di truyền do:

A. ADN là vật chất di truyền của tế bào                  B. ADN có kích thước lớn và chứa nhiều gen

C. ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân           D. ADN có cấu tạo 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung

C©u 12: Nồng độ chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch nào sau đây:

A. dung dịch saccarôzơ nhược trương                     B. dung dịch saccarôzơ ưu trương

C. dung dịch urê ưu trương                                      D. dung dịch urê nhược trương

C©u 13: Nếu tính từ 1 phân tử axêtyl – CoA tham gia vào chu trình Crep và chuỗi truyền êlectron hô hấp thì số phân tử ATP tạo thành là:

A. 24                            B. 12                                   C. 38                                   D. 34

C©u 14: Chức năng không có ở prôtêin là:

A. là thành phần cấu tạo của tế bào                          B. xúc tác phản ứng hoá sinh

C. điều hòa quá trình trao đổi chất                           D. truyền đạt thông tin di truyền

C©u 15: Nội dung nào đúng khi nói về vi khuẩn lam và tảo lục đơn bào ?

A. chúng đều thuộc giới Khởi sinh vì có cơ thể đơn bào

B. chúng đều thuộc giới Nguyên sinh vì có khả năng quang hợp

C. chúng không cùng giới vì vi khuẩn lam là tế bào nhân sơ còn tảo lục đơn bào là tế bào nhân thực

D. chúng không cùng giới vì vi khuẩn lam là tế bào nhân thực còn tảo lục đơn bào là tế bào nhân sơ

C©u 16: Đoạn ADN gồm 3000 nuclêôtit trong đó T chiếm 20% thì:

A. ADN có 3600 liên kết hiđrô  với A = T = 600, G = X = 900

B. ADN có 3900 liên kết hiđrô, với A = T = 600, G = X = 900

C. ADN 3600 liên kết hiđrô, với A = T = 900, G = X = 600

D. ADN 3900 liên kết hiđrô, với A = T = 900, G = X = 600

C©u 17: Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu, cho sản phẩm chính là gì?

A. Ở chất nền (strôma), tổng hợp cacbohidrat từ CO2

B. Ở grana, kết quả là tổng hợp nên C6H12O6

C. Ở tilacôit, chuyển quang năng thành hóa năng

D. Ở chất nền, biến quang năng thành ATP và NADPH

C©u 18: Cấu trúc giúp lục lạp chứa được nhiều chất diệp lục là:

A. có 2 lớp màng làm tăng diện tích màng

B. nhiều túi dẹt tilacôit xếp chồng lên nhau

C. chất nền strôma chiếm đầy thể tích bên trong lục lạp

D. màng trong gấp nếp làm tăng diện tích bề mặt

C©u 19: Hô hấp tế bào là quá trình:

A. Chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP

B. Chuyển năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng của FADH2

C. Chuyển năng lượng của ATP thành năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ

D. Chuyển năng lượng của FADH2 thành năng lượng của các nguyên liệu vô cơ

C©u 20: Hoạt động nào sau đây là của enzim trong tế bào ?

A. bảo vệ                                                                  B. xúc tác phản ứng sinh hóa

C. điều hoà quá trình sống                                        D. tham gia phản ứng

C©u 21: Điều gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường tăng dần (tính từ nhiệt độ tối ưu của enzim) ?

A. Hoạt tính enzim tăng lên do sự kết hợp giữa enzim và cơ chất xảy ra dễ dàng hơn

B. Hoạt tính enzim giảm dần do nhiệt độ cao làm protein biến tính

C. Enzim không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ

D. Phản ứng sinh hóa dừng lại vì enzim bị phá hủy hoàn toàn

C©u 22: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?

A. Sự khuếch tán các chất qua màng tế bào             B. Sự sinh trưởng của cây xanh

C. Sự co bóp của cơ tim                                           D. Sự dẫn truyền xung thần kinh

C©u 23: Cho sơ đồ tóm tắt cơ chế hoạt động của enzim saccaraza như sau:

                               Saccaraza                                                                                      phân giải

Saccarôzơ =======>phức hợp saccarôzơ - saccaraza =======> (1) + (2) + (3)

(1), (2), (3) được tạo ra trong sơ đồ trên lần lượt là:                                      

A. glucôzơ, galactôzơ, saccaraza                              B. glucôzơ, mantôzơ, mantaza

C. fructôzơ, glucôzơ, amilaza                                   D. glucôzơ, fructôzơ, saccaraza

C©u 24: Mô tả nào đúng về tế bào nhân sơ ?

A. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, vùng nhân chứa ADN kết hợp với prôtein histôn

B. Kích thước nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm

C. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, không có ribôxôm

D. Kích thước nhỏ, không có màng nhân, không có các bào quan

C©u 25: Photpholipit có chức năng  chủ yếu là :

A. Tham gia cấu tạo chất nhiễm sắc trong nhân của tế bào

B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào

C. Là thành phần của tế bào máu ở động vật

D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây

C©u 26: Trong quang hợp, ôxi được giải phóng ở:

A. pha tối nhờ quá trình phân li nước                       B. Pha sáng nhờ quá trình phân li nước

C. pha tối nhờ quá trình phân li CO2                       D. Pha sáng nhờ quá trình phân li CO2

C©u 27: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng ?

A. Trong quang hợp cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ

B. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ

C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là  khí O2

D. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2

C©u 28: Vì sao đạm trong thịt gà và đậu nành đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính ?

A. prôtêin của chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin

B. prôtêin của chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit

C. vì gà ăn thóc còn cây đậu lấy dinh dưỡng từ đất và từ quá trình quang hợp

D. đạm thực vật phải khác đạm động vật

C©u 29: Khi quan sát tế bào thực vật dưới kính hiển vi, làm thế nào để nhận biết tế bào đang co nguyên sinh?

A. màng sinh chất tách khỏi thành tế bào                B. tế bào căng phồng làm tăng thể tích

C. thành tế bào bị vỡ                                                D. thành tế bào bị lõm vào

C©u 30: Nếu loại bỏ thành tế bào của vi khuẩn hình que và vi khuẩn hình xoắn, sau đó cho 2 tế bào này vào dung dịch đẳng trương sẽ thấy:

A. 2 tế bào đều có hình cầu                                      B. 2 tế bào đều có hình que

C. 2 tế bào đều bị vỡ                                                D. 2 tế bào giữ nguyên hình dạng ban đầu

 

----------------- HÕt 186 -----------------


 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu