Đề thi HKII Môn Sinh Học lớp 10



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: Thi HKII - Sinh häc 10

M«n thi: Sinh 10 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 118

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:..........................

C©u 1: Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm vi sinh vật?

A. Trùng cỏ                  B. Nấm mũ                          C. Tảo lục đơn bào              D. Tảo lam

C©u 2: Có 6 tế bào vi khuẩn cùng loài cùng tiến hành phân bào một số lần bằng nhau trong thời gian 2giờ 30 phút và đã tạo ra tổng số 192 tế bào con. Thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên là:

A. 60 phút                    B. 150 phút                          C. 30 phút                           D. 20 phút

C©u 3: Người ta xem sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là

A. sự tăng kích thước của quần thể đó                       B. sự tăng khối lượng của quần thể đó

C. sự tăng số lượng tế bào của quần thể đó                D. sự tăng kích thước và khối lượng của quần thể đó

C©u 4: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là

A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào 

B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền 

C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài 

D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể 

C©u 5: Vi khuẩn lactic chủng 1 tự tổng hợp được axit folic và không tự tổng hợp được phêninalanin, còn vi khuẩn lactic chủng 2 ngược lại. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Vi khuẩn lactic chủng 1 là vi khuẩn khuyết dưỡng đối với nhân tố sinh trưởng axit folic

B. Vi khuẩn lactic chủng 2 là vi khuẩn khuyết dưỡng đối với nhân tố sinh trưởng phêninalanin

C. Vi khuẩn lactic chủng 1 và chủng 2 là những vi khuẩn khuyết dưỡng đối với hai nhân tố sinh trưởng axit folic và phêninalanin.

D. Khi nuôi hỗn hợp 2 chủng trên môi trường không có axit folic và phêninalanin, chúng không thể phát triển được

C©u 6: Đặc điểm nào sau đây là đúng cho sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong điều kiện nuôi cấy không liên tục?

A. Không có hiện tượng vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong.

B. Dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật tương đối ổn định.

C. Vi sinh vật có thể sinh trưởng ở pha lũy thừa trong một thời gian dài.

D. Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật giảm dần theo thời gian.

C©u 7: Capsôme là

A. lõi của virut                                                        B. đơn phân cấu tạo nên lõi của virut

C. vỏ bọc ngoài của virut                                        D. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut

C©u 8: Thằn lằn bị đứt đuôi, ngay tại chỗ đuôi bị đứt có thể tái sinh lại phần đuôi mới. Sự tái sinh này nhờ vai trò quan trọng của quá trình:

A. nguyên phân            B. giảm phân                       C. nguyên phân và giảm phân        D. phân đôi tế bào

C©u 9: Thông thường thời gian kéo dài của giai đoạn "cửa sổ" ở bệnh nhân AIDS là:

A. 1 – 10 năm               B. 5 – 10 năm                      C. 2 tuần – 3 tháng              D. 3 tuần – 12 tháng

C©u 10: Con người dùng enzim nào lấy từ vi sinh vật tổng hợp để ứng dụng phân hủy rác hữu cơ thực vật?

A. Xenlulaza                 B. Prôtêaza                          C. Lipaza                             D. Amilaza

C©u 11: Nội dung sai khi nói về sự khác biệt giữa hô hấp với lên men là:

A. hô hấp có thể cần oxi hoặc không nhưng lên men thì không cần oxi

B. hô hấp có giai đoạn đường phân nhưng lên men thì không có giai đoạn này

C. chất nhận electron trong hô hấp là chất vô cơ còn với lên men là chất hữu cơ

D. hô hấp tạo nhiều năng lượng hơn lên men

C©u 12: Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn trao đổi chất diễn ra mạnh nhất ở pha nào?

A. Pha tiềm phát           B. Pha lũy thừa                    C. Pha cân bằng                   D. Pha suy vong

C©u 13: Phương thức nào sau đây không phải là phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm?

A. Lây truyền qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.

B. Di truyền từ bố mẹ sang con cái

C. Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp

D. Lây truyền do vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.

C©u 14: Bệnh nào sau đây có phương thức lây truyền khác với các bệnh còn lại?

A. Cảm cúm                 B. viêm phế quản                C. viêm gan                         D. Viêm họng.

C©u 15: Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là :

A. Đều xảy ra ở các tế bào xôma

B. Đều có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp tương đồng

C. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể 

D. Đều có 2 lần phân bào

C©u 16: Nếu đặt số thứ tự các bước của quá trình nhân lên virut như sau:1- tổng hợp prôtêin của virut; 2- gắn gai glicôprôtêin của virut vào thụ thể của tế bào chủ; 3-lắp ghép axit nuclêic với vỏ protein; 4- giải phóng virut khỏi tế bào;5- axit nucleic của virut nhân lên.

Phương án nào dưới đây là đúng với trật tự các bước trong chu trình nhân lên của virut? Tế bào chủ được gọi là tế bào gì?

A. 2 – 1 –  5 – 3 – 4, tế bào chủ là tế bào tiềm tan  B. 2 –  5 – 1 – 3 – 4, tế bào chủ là tế bào tiềm tan

C. 2 – 5 – 1 – 3 – 4, tế bào chủ là tế bào sinh tan   D. 2 – 1 – 5 – 3 – 4, tế bào chủ là tế bào sinh tan

C©u 17: Trong 1 tế bào sinh dục chín của 1 loài đang phân bào, người ta đếm có tất cả 16 nhiễm sắc tử đang phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài là bao nhiêu và tế bào đang ở kì nào của giảm phân ?

A. 32, kì sau II              B. 8 NST, kì sau I                C. 16 NST, kì sau II             D. 4 NST, kì sau I

C©u 18: Khi muối dưa, việc làm nào sau đây không đúng?

A. Chọn nơi có nắng gắt để phơi rau,quả  trước khi làm dưa nhằm mục đích để rau, quả không bị úng khi muối dưa.

B. Rau, quả muốn làm dưa phải có lượng đường  trên 5-6%, nếu thấp hơn phải thêm đường.

C. Đổ ngập nước rau, quả, nén chặt và đậy kín.

D. Để bình chứa rau, quả muối ở nơi ấm khoảng 28°C - 30°C

C©u 19: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Một chu kì tế bào gồm kì trung gian và các pha S, G1 và G2.

B. Trong một chu kì tế bào, kì trung gian chiếm phần lớn thời gian.

C. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các tế bào của cùng một cơ thể là như nhau.

D. Sự nhân đôi NST xảy ra ở pha S sẽ dẫn tới sự nhân đôi ADN để  tế bào chuẩn bị cho quá trình phân bào.

C©u 20: Người có 2n=46. Một tế bào đang tiến hành quá trình phân bào, vào thời điểm quan sát người ta đếm được trong  tế bào có  92 nhiễm sắc thể đơn. Tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào?

A. Kì sau của nguyên phân                                     B. Kì cuối của nguyên phân

C. Kì sau của giảm phân II                                     D. Kì cuối của giảm phân II

C©u 21: Khi dùng dịch quả lên men để sản xuất rượu vang, các vi sinh vật đã được nuôi trong môi trường:

A. tự nhiên                    B. nhân tạo                          C. tổng hợp                          D. bán tổng hợp

C©u 22: Hình thức sống của virus là:

A. Kí sinh trong cơ thể kí chủ                                   B. Hoại sinh                       

C. Cộng sinh                                                             D. Kí sinh nội bào bắt buộc

C©u 23: Trong giảm phân sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở

A. kì sau của lần phân bào I                                   B. kì sau của lần phân bào II

C. kì cuối của lần phân bào I                                  D. kì cuối của lần phân bào II

C©u 24: Loài ruồi giấm có 2n = 8 nhiễm sắc thể. Xét 5 tế bào của loài đều nguyên phân liên tiếp 3 lần thì tổng số tế bào con được sinh ra và số nhiễm sắc thể môi trường cần cung cấp là:

A. 8 tế bào, 64 NST      B. 40 tế bào, 320 NST         C. 40 tế bào, 280 NST         D. 8 tế bào, 56 NST

C©u 25: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì:

A. môi trường trong sữa chua có độ pH thấp ức chế các vi sinh vật gây bệnh.

B. môi trường đông tụ trong sữa chua làm cho vi sinh vật gây bệnh không hoạt động được..

C. Sự phát  triển nhanh của các vi khuẩn lactic đã cạnh tranh chất dinh dưỡng với những vi sinh vật gây bệnh.

D. Môi trường axit và trạng thái đặc sệt trong sữa chua đã làm cho thức ăn đông lại nên vi sinh vật không thể phân hủy để lấy chất dinh dưỡng cho hoạt động sống.

C©u 26: Hiện tượng xuất hiện mủ ở vết thương biểu hiện sự ngăn cản của "hàng rào miễn dịch" là:

A. sự phản ứng tự vệ của da                                   B. miễn dịch không đặc hiệu

C. miễn dịch thể dịch                                              D. miễn dịch tế bào

C©u 27: Cho các cụm từ: 1- bắt đầu co xoắn; 2 - co xoắn cực đại; 3 - dài nhất; 4 - ngắn nhất; 5 - 1 hàng; 6 - 2 hàng. Với nội dung sau: "Vào kì giữa của nguyên phân, các nhiễm sắc thể có hình dạng đặc trưng nhất nhờ hiện tượng ........ Lúc này, các nhiễm sắc thể có kích thước ....... và sắp xếp thành ...... trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào". Thứ tự các cụm từ cần điền là:

A. 2, 4, 6                      B. 2, 4, 5                              C. 1, 3, 5                             D. 1, 4, 6

C©u 28: Tính chất có ở miễn dịch thể dịch mà miễn dịch tế bào không có là:

A. các kháng thể nằm trong máu, sữa, dịch bạch huyết

B. các kháng thể có tính đặc hiệu

C. các kháng thể nằm trên các tế bào T độc

D. có vai trò chủ lực trong việc tấn công tế bào nhiễm virus

C©u 29: Một tế bào sinh dục đực của ruồi giấm (2n=8) nguyên phân 7 đợt ở vùng sinh sản, rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và bước vào vùng chín để tạo thành các tinh trùng. Số lượng tinh trùng có thể được tạo ra là

A. 56                            B. 1024                                C. 512                                 D. 128

C©u 30: Loài vi sinh vật này sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời và nguồn các bon từ chất hữu cơ để tiến hành quá trình chuyển hóa dinh dưỡng cho cơ thể. Loài vi sinh vật này là có thể là loài nào trong các loài sau?

A. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và màu tía            B. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía

C. Vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh                              D. Vi khuẩn E.coli

 

----------------- HÕt -----------------

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu